Tuesday, November 23, 2010

Tâm thế nào thì nhìn ra thế ấy

 
 





  Nếu mình để cho những hạt giống không dễ thương, những hạt giống của giận hờn, ganh tỵ, ích kỷ, hơn thua… có cơ hội phát sinh thì mình nhìn đâu cũng thấy “phân bò” hết. Ngược lại, nếu mình biết nuôi dưỡng và phát triển những hạt giống từ, bi, hỷ, xả, những hạt giống thương yêu, cảm thông, tha thứ… thì mình nhìn ai cũng thấy dễ thương, nhìn đâu cũng thấy Tịnh độ, thấy Phật.
Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người đối nhau luận Thiền, Đông Pha hỏi Phật Ấn:

- Ngài thấy tôi thế nào?

Phật Ấn đáp:

- Rất trang nghiêm, giống một ông Phật!

Tô Đông Pha nghe nói vô cùng phấn khởi. Phật Ấn lại hỏi Tô Đông Pha:

- Ông thấy ta ra sao?

Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn đáp ngay:

- Giống một đống phân bò!

Phật Ấn không nói gì. Đông Pha cho rằng mình đã thắng một keo, lòng rất sung sướng, về nhà hớn hở nói với Tô tiểu muội:

- Này muội muội, hồi nào tới giờ anh bị Ấn lão cho đo ván mãi, đấu không lại ông ta. Không biết hôm nay Hòa thượng trở cờ hay học sĩ này gặp may mà Ấn lão không còn lời để nói, không có lý để trình đấy.

Nói rồi bèn thuật lại chuyện luận chiến vừa qua. Tô tiểu muội thiên tư hơn người, tài hoa xuất chúng, nghe ca ca kể xong câu chuyện, liền nói:

- Xì, anh thua đậm rồi!

Đông Pha tức quá mắng :

- Ta làm sao lại thua? Nếu ta thua sao ông ấy không nói một lời nào?

Tô tiểu muội nói:

- Này ca ca, tôi xin hỏi anh, Phật quý hay phân bò quý?

Đông Pha nói:

- Đương nhiên là Phật quý rồi!

Tô tiểu muội nói:

- Phật là Ấn lão thấy, còn phân bò là anh thấy, thế có phải là anh bị đánh úp không? Ấn lão đắc thắng hoàn toàn, còn gì để nói nữa!

Đông Pha nghe tiểu muội nói thế, như bong bóng xì hơi, biết rằng bị rơi vào tròng của Phật Ấn, thua một keo nặng.
 
http://www.easytourchina.com/china-specials/images/chinese-painting-1.jpg
 

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:


Trong tâm thức của con người chứa đựng rất nhiều hạt giống. Có những hạt giống dễ thương nhưng cũng có rất nhiều hạt giống không dễ thương; có những hạt giống làm Phật nhưng cũng có rất nhiều hạt giống làm chúng sanh. Nếu mình để cho những hạt giống không dễ thương, những hạt giống của giận hờn, ganh tỵ, ích kỷ, hơn thua… có cơ hội phát sinh thì mình nhìn đâu cũng thấy “phân bò” hết. Ngược lại, nếu mình biết nuôi dưỡng và phát triển những hạt giống từ, bi, hỷ, xả, những hạt giống thương yêu, cảm thông, tha thứ… thì mình nhìn ai cũng thấy dễ thương, nhìn đâu cũng thấy Tịnh độ, thấy Phật.

Cho nên, “tâm thế nào thì nhìn ra thế ấy”, “Thương người thương cả lối đi, ghét người ghét cả tông chi họ hàng”. Đó, cũng cái tâm ấy, khi có tình thương thì ngay cả lối đi mình cũng thấy đẹp, thấy thương, nói chi nhìn thấy người ta cười! Vậy mà khi không thương nữa, lúc đã ghét rồi, thì đâu chỉ người ấy đáng ghét, cả bà con của người ta cũng trở thành người xấu.

Vì vậy, người học Phật phải biết nuôi dưỡng, làm lớn mạnh tình thương và sự hiểu biết trong tâm mình. Khi tâm mình có năng lượng từ bi và trí tuệ, nó sẽ làm tươi mát đời sống của tự thân và đem đến cho mọi người xung quanh niềm an lạc, hạnh phúc. Khi ấy nhìn đâu mình cũng có thể thấy hoa, dù khi hoa đang là rác.



Học Phật, luận Thiền không phải để tranh cao thấp, hơn thua, mà để chuyển hóa nội tâm. Khi tiếp xúc với mọi người, nguyện tiếp xúc và khơi dậy những hạt giống thương yêu, hiểu biết, từ bi hỷ xả. Đó là mình đang nuôi dưỡng nhau, để xây dựng một cuộc sống an lành, hạnh phúc. Nhìn vào cái xấu của nhau, thì chẳng có ích lợi gì, mà còn thêm mệt. Rõ ràng khi mình phê bình ai, giận hờn ai, sẽ thấy mệt vô cùng.


Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu mình biết nhận thức theo chiều hướng tích cực, mọi người sẽ dễ thương hơn nếu mình biết khơi dậy và nuôi dưỡng hạt giống thương yêu, hiểu biết. “Tâm tịnh là cõi Phật”, đó là bí quyết để xây dựng Tịnh độ.

Chinese landscape paintings


Wednesday, November 10, 2010

Chuyện Con Ếch.



                


Một đàn ếch đi ngang qua một khu rừng và hai con ếch bị rơi xuống một cái hố. Khi thấy cái hố quá sâu những con ếch còn lại bèn nói với hai con ếch kia rằng chúng sẽ phải chết.

Hai con ếch mặc kệ những lời bình luận và cố hết sức nhảy ra khỏi cái hố. Đàn ếch nhao nhao bảo chúng đừng nhảy vô ích, hãy chấp nhận cái chết không thể tránh khỏi.

Cuối cùng, một con ếch nghe theo lời của đàn ếch. Nó gục xuống chết vì kiệt sức và tuyệt vọng. Con ếch còn lại vẫn dồn hết sức lực cuối cùng tiếp tục nhảy lên. Đàn ếch trên bờ lại ầm ĩ la lên bảo nó hãy nằm yên chờ chết. Con ếch nọ lại càng nhảy mạnh hơn nữa . Và thật kỳ diệu, cuối cùng nó cũng thoát ra khỏi cái hố sâu ấy.

Đàn ếch xúm lại: 

"Không nghe chúng tôi nói gì à?"

Chúng cứ hỏi mãi trong sự ngạc nhiên, lúng túng của con ếch nọ. 

Cuối cùng sự thật cũng được một con ếch già hé lộ rằng: con ếch vừa thoát khỏi cái hố kia bị điếc và nó cứ nghĩ là những con ếch khác hò reo đang cổ vũ cho nó, và chính điều đó đã làm nên một sức mạnh kỳ diệu giúp cho nó tìm được sự sống mong manh trong cái chết.


                              
                      *
                              
                    *  *

Cuộc sống với bề bộn lo toan, vất vả, sẽ không ít lần chúng ta gặp phải những khó khăn hay đau khổ và tuyệt vọng...Vậy những lúc như thế bạn cần gì? Có phải chăng là một sự cảm thông, chia sẻ hay một lời an ủi, động viên. Có được những điều may mắn ấy chúng ta sẽ có đủ nghị lực để đương đầu và vượt qua mọi thử thách của cuộc sống, để tìm đến bến bờ tươi đẹp hơn.

Thật vậy, một lời nói cũng giống như một thứ vũ khí hết sức nguy hiểm. Nếu chúng ta dùng nó để động viên hay khích lệ những người thân, những người mình thương yêu thì điều đó thật tuyệt vời và đáng quý. 

Nhưng cũng sẽ rất tàn nhẫn nếu chúng ta vô tình chĩa nó về một người nào đó, lời nói đó có thể đối với bản thân chúng ta không là gì cả, nhưng có thể làm người trực tiếp nhận nó bị tổn thương và đôi khi có thể gây hậu quả nghiêm trọng mà chúng ta không thể nào ngờ đến. 

Qua câu truyện "con ếch" chúng ta có thể thấy được lời nói có sức mạnh khủng khiếp đến thế nào. Một lời động viên chân thành dành cho người đang trong cơn khủng hoảng có thể mang đến sức mạnh bất ngờ để vượt qua hết những khó khăn nghịch cảnh mà họ tưởng chừng như không bao giờ có thể làm được. Ngược lại, một lời tiêu cực với người đang trong cơn khủng hoảng có thể giết chết họ.

Vì vậy tất cả mọi người chúng ta hãy cẩn thận với lời nói của mình. Hãy nói những lời mang đến niềm tin và sức sống cho những ai đi ngang qua cuộc đời bạn.

Sunday, October 24, 2010

Suy nghĩ về lời cám ơn

 

Tôi muốn kể cho bạn nghe một câu chuyện có thật…
Một ngày kia,căn bệnh ung thư quái ác đã cướp mất sinh mệnh của một chàng trai trẻ. Bạn bè anh, những người thân yêu của anh họ nghĩ gì? Có người ngửa mặt lên trời mà kêu: Ông trời không có mắt. Còn anh,những ngày cuối cùng trên giường bệnh anh chỉ muốn viết một bài văn nhưng do quá yếu chưa kịp viết xong thì đã ra đi.
Tiêu đề của bài văn ấy là hai chữ: “Cảm Tạ”.
Bệnh nặng như thế, anh biết mình sẽ ra đi khi tuổi trẻ, khát vọng sống đang nóng bỏng trong tim nhưng lời cuối cùng anh nói với nhân thế là “Cám ơn”.
Tôi rất yêu hai chữ này, đó là câu nói đẹp nhất của nhân loại. Những người phù phiếm giải thích từ cám ơn là “từ xã giao”. Những người được dạy dỗ nghiêm khắc từ nhỏ cũng biết biến từ cám ơn thành câu nói cửa miệng. Nhưng chỉ có người đi gần hết đoạn cuối của hành trình nhân sinh, tưởng nhớ lại những gió mưa bão táp, những ân huệ mà cuộc sống đã ban tặng thì nghẹn ngào nói: “Cám ơn!”. Câu cám ơn này mới khiến người ta cảm động.
Phàm những ai không muốn nói từ cám ơn thì đó là người kiêu ngạo, ngang tàng và nhạt nhẽo. Anh ta là sản phẩm của xã hội công thương nghiệp. Anh ta cảm thấy anh ta không nợ ai, không xin ai. Những thứ anh ta đang có đều là những thứ anh phải được có, do công sức anh bỏ ra, không cần phải nói lời cảm ơn ai cả.
Nhưng tôi biết rằng tôi chẳng “phải được” có thứ gì cả. Tôi xuất hiện trên thế giới này với hai bàn tay trắng, chẳng có ai “phải” yêu tôi, chẳng có ai “phải” nuôi dưỡng tôi, chẳng có ai “phải” quên ăn mất ngủ vì tôi. Cho dù tôi có nộp học phí đi chăng nữa nhưng sự quan tâm dạy dỗ chân thành của thầy cô là do tôi mua được đấy ư? Tôi đã bỏ tiền ra mua gạo thật đấy nhưng chẳng lẽ vài đồng bạc ấy có thể đền đáp được sự vất vả của những nông dân hay sao? Không cần phải đợi đến lúc tuổi già sầm sập đến gõ cửa, mà ngay từ bây giờ khi còn đang trẻ khoẻ tôi cũng cần phải học nói từ “Cảm ơn!”.
Trong một cuốn cổ học tinh hoa có viết: “Mỗi sáng sớm hãy thắp một nén nhang để cảm tạ tam quang”. Đáng để chúng ta cảm tạ lẽ nào chỉ có Thiên – Địa, Nhật – Nguyệt, Tinh Thần? Chủ thể của thiên địa tam quang há không đáng để chúng ta cảm tạ ư? Trong vũ trụ mênh mang vô cùng vô tận này, chúng ta đã bỏ ra cái gì mà lại được ngồi ung dung hưởng thụ như thế? Chúng ta đã đặt mua bầu khí quyển? Đã đặt mua ánh sáng mặt trời mặt trăng? Mỗi một giây chúng ta đều hít thở không khí, chúng ta có phải nộp thuế không? Chúng ta đã dùng biết bao nhiêu nước? Tất cả sự bố thí đó là của ai vậy?
Thế mà chúng ta lại không chịu nói lời cám ơn. Nếu như hương hoa thơm phải mất tiền, nếu mỗi năm thảm cỏ trên thảo nguyên bao la thay áo mới có giá trị trao đổi ngang với thảm trải nhà, nếu dãy núi Hymalaya, núi Thái sơn mà “đếm đá tính tiền” thì bán cả Kim tự tháp đi cũng có đủ mua không?
Nếu lấy tiền bạc ra để tính thì một người phải trả bao nhiêu tiền để được ngắm nhìn hình ảnh em bé mới sinh mở tròn xoe đôi mắt thơ ngây nhìn thế giới mới – thật là cảm động đến rơi nước mắt! Thế mà chúng ta lại không chịu nói lời cám ơn.
Người phương Đông mỗi khi tỏ ra khiêm tốn thường nói: “Quá khen!”, những nước nói tiếng Anh thì lại thích câu: “Hãy tin tôi, tôi sẽ không để bạn thất vọng đâu”. Là một người phương Đông tôi thấy mình dễ tiếp nhận cách nói đầu tiên hơn. Khi có ai đó khen ngợi tôi, từ đáy lòng mình tôi cảm thấy bối rối: “Không, tôi không được như bạn nghĩ đâu, nếu bạn thích điểm gì đó ở tôi thì đó là do tâm hồn của bạn trong sáng và rộng mở, khi bạn nhìn tôi bằng ánh nhìn đẹp như vậy, tôi thực sự là cảm ơn bạn vô cùng, bạn đã đánh thức những hạt giống tốt đẹp trong tôi, làm chúng nảy nở đâm chồi!”
Vậy cuối cùng thì ruộng đất phải cảm tạ hạt giống hay hạt giống phải cảm tạ ruộng đất? Đều phải cảm ơn. Cảm ơn sẽ khiến cho ruộng đất tơi mềm hơn để hạt giống đâm chồi, cảm ơn sẽ khiến cho hạt giống nhanh chóng cảm nhận được sự ấm áp của đất mẹ. Cả hai đều phải cám ơn nhau, vì nhờ có thế thì cả hai mới trở thành có ích. Chữ “Cám ơn” do vậy mà hay quá và lớn quá. Đến đất cũng phải cám ơn hạt giống đã làm nó tơi mềm, còn hạt giống thì lại cám ơn đất vì hơi ấm và chất màu đã làm hạt giống trổ hoa.
Tất cả khi chân thành nói tiếng cám ơn, tinh thần của chữ đó sẽ thể hiện cả sự tôn trọng, khiêm nhường, bao dung và ba điều ấy sẽ biến đất trời tịch mịch thành rộng mở, trong sáng.
Hãy nói với bất kỳ ai đã mang lại niềm vui cho chúng ta dù là rất nhỏ – câu nói đi ra tự đáy lòng mình: “Cám ơn!”.
Nguồn: Tuổi Trẻ Phật Giáo

Thursday, October 7, 2010

Tự săn sóc

Mười phút biết mình khỏe, yếu


 Hoàng Duy Tân 

 Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đem đến cho con người nhiều lợi ích về mặt thể xác.
 Thế nhưng người ta quá dựa vào những thiết bị này và quên đi những ‘quà tặng’ trời cho để có thể giúp phòng và tránh nhiều bệnh tật.
Chúng tôi giới thiệu một số phương pháp của bác sĩ Cerney trong sách ‘Acupressure by acupressure’ (tạm dịch là châm bằng cách day bấm huyệt), nhà xuất bản New York 1982. Đó là những gì kinh nghiệm mà ông thu thập được sau 25 năm theo hoc và nghiên cứu về Đông y ở Trung Quốc, vì vậy, những kinh nghiệm này rất quý và có hiệu quả tốt mà chúng tôi đã thực hiện từ năm 1985 đến nay
Mỗi buổi sáng, trước khi bắt đầu bước vào sinh hoạt hằng ngày, bạn chỉ cần bỏ ra chừng 10 phút để kiểm tra một số bộ phận cơ quan phủ tạng quan trọng và khi phát hiện sớm các rối  loạn (nếu có) và điều chỉnh ngay, sẽ mau phục hồi.
Kiểm tra tim.
Ngửa bàn tay, ấn tìm ở kẽ xương ngón tay thứ 4 và 5 (huyệt Thiếu phu). Huyệt này cho biết những biểu hiện của tim. Hoặc nắm vào góc móng tay út, phía ngón áp út tức huyệt Thiếu xung, nếu huyệt này đau chứng tỏ tim làm việc quá sức. Nhớ rằng khi kích thích huyệt này có ảnh hưởng đến tim. Nắm 2 ngón tay vào huyệt này thật chặt, day mạnh và như lắc tay, có thể tăng sức khoẻ.
Hoặc đặt ngón cái vào lòng bàn tay, chỗ khe xương ngón thứ 4 và 5  (Thiếu phủ). Ngón trỏ đặt ở phía đối diện (ở mu bàn tay - tức huyệt Trung chử). Xoa và bóp, không những trợ lực cho tim mà còn tăng sức cho cơ thể nữa.
Kiểm tra phổi.
Ngửa bàn tay, dùng ngón tay ấn vào chỗ lõm đầu lằn chỉ cổ tay (dưới ngón cái) tức huyệt Thái uyên, đồng thời gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào vùng thịt ở mô ngón cái (huyệt Ngư tế) để kiểm tra phổi. Day 2 huyệt này làm lượng ôxy trong phổi lưu thông qua đường kinh Phế.
Kiểm tra ruột già.
Khép ngón tay cái vào sát ngón trỏ, chỗ cao nhất của thịt lồi lên là huyệt ( tức huyệt Hợp cốc ), day và ấn vào huyệt này, nếu đau là ruột già không được tốt lắm. Nên ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu. Trong khi đó ấn vào huyệt này cho đến khi dưới ngón tay thấy hết đau. Huyệt đặc biệt này không những làm tan những chất độc tụ ở ruột già mà còn  làm cho khỏi mất ngủ. Mỗi tối nên xoa ấn huyệt này là cơn mệt mỏi sẽ tiêu bớt.
Kiểm tra thận và sinh thực tuyến (sinh dục).
 
 
  Để tăng lực hoạt động cho thận, bàng quang và sinh thực tuyến: Nắm chặt lấy gân gót chân và bấm mạnh, (tương đương các huyệt Côn lôn, Bộc tham của kinh Bàng quang, Chiếu hải, Thái khê của kinh Thận), ở đây mà thấy đau đều tương ứng với rối loạn ở thận, bàng quang, bộ phận sinh dục.
Nhiều người thấy có dấu hiệu khoái cảm cao độ ở điểm này mà không rõ lý do tại sao. Dùng lòng bàn tay cụp vào gót chân (phía lòng bàn chân) bóp mạnh và sâu vào. Nếu ở đây thấy đau là sinh thực tuyến bị yếu. Ngược lại ấn vào điểm này sẽ tăng cường lực cho sinh thực tuyến. Điểm này cũng làm hết đau lưng và giữ một vai trò trong việc làm cho đầu gối hết cứng.
Kiểm tra gan.
Ấn sâu vào chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón thứ 2 (huyệt Thái xung), nếu thấy hơi khó chịu là gan hoạt động yếu. Day mạnh để điều chỉnh.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào gốc móng chân cái (cả 2 chân), day ấn khoảng 10 lần, để điều chỉnh đường kinh Can và Tỳ.
Kích thích lưng
Có thể nằm ngửa trên giường, hoặc ngồi dựa vào ghế và thực hiện như sau: Nắm đấm bàn tay vào rồi đặt vào mấu đốt sống lưng, song song cột sống. Động tác này không những làm cho háng bớt đau mà còn làm cho thần kinh toạ giảm đau.
Co chân lên, duỗi ra. Giơ tay lên khỏi đầu duỗi ra, khi thực hiện động tác này thì thở sâu. Với cách thức này sẽ cảm thấy 1 cảm giác ấm chạy suốt thân thể. Vùng đau sẽ biến mất, vùng háng đang chịu đau sẽ bớt đau, cảm giác đau ở lưng, cột sống và vùng bụng trên, dưới sẽ bị vô hiệu hoá. Dùng tay ấn vào các đốt sống sẽ làm cho các chất độc ở đây tan đi.
Kích thích gan mật
Để bàn tay vào vùng sườn bên phải, vị trí của gan mật, cong tay bóp nhẹ, lần đầu tiên làm có hơi đau. Đau là dấu hiệu cho thấy có sự rối loạn bệnh lý ở gan. Sau vài lần kích thích, gan mạnh lên sẽ hết đau (đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta thực hiện đúng phương pháp). Lần lên đến giữa xương ức (chấn thuỷ) cong tay lại, nắm chặt rồi thả ra 3 lần để kích thích mật. Tác động này cũng đẩy bớt hơi xả ra khỏi ống dẫn mật cũng như để tăng lực cho mật.
Chuyển sang đến phía đối diện vùng bụng, dưới sườn trái. Nắm vào nhả ra 3 lần một cách từ từ.
Cần nhớ là mỗi bộ phận ở bụng do thần kinh tuỷ sống điều khiển, nghĩa là cũng phải ấn vào những điểm điều khiển ở cột sống (dọc hai bên cột sống)
Thí dụ: Khi mật tắc nghẽn sẽ có 1 điểm đau giữa vùng mật. Đây là huyệt phản ứng (a thị huyệt), cần xoa dịu huyệt này, ngoài ra còn phản ứng đau ở quãng ngay cột sống lưng thứ 5-9 (D5 - D9), có thể dùng 1 trái banh lông để lăn hoặc nhờ một người khác ấn ngón tay cái  vào khi bạn nằm sấp.
Chú ý: Lúc nào cũng thật nhẹ tay. Nếu đau ở bất cứ huyệt nào, ấn nhẹ cho đến khi hết đau. Nếu vẫn còn đau không ngừng, tạm ngưng để ngày khác sẽ làm.
Giữ cho tiêu hoá tốt
Vì thức ăn là một nguồn lực cho cơ thể, do đó việc tiêu hoá phải được duy trì để bảo tồn những nguyên tố của sức sống.
Cụp các ngón tay của cả 2 bàn tay lại dưới phía sườn bên phải ấn vào vùng này là huyệt Nhật nguyệt (kinh Đởm), Phúc ai (kinh Tỳ). Nắm chặt vào đếm đến 3, buông ra, thơ mạnh, ấn vào lần nữa, đếm đến 3, làm 5 lần. Làm qua phía bụng bên phải, nơi huyệt Lương môn (kinh  Vị - Rốn lên 4 thốn ra ngang 2 thốn). Rồi tới vùng chấn thuỷ, nơi huyệt Cưu vĩ và Cự khuyết (mạch Nhâm) cũng làm như vậy. Động  tác này giúp tiêu hoá hoạt động, các tế bào được phục hồi, sức khoẻ phục hồi.
Kích Thích Rốn
Đặt ngón tay thứ 3 ( ngón giữa) vào lỗ rốn, ấn sâu vào, ấn vào vùng thấy đau, xoa quanh rốn nhè nhẹ đến những vùng chung quanh. Việc xoa quanh rốn làm giảm tác động đau và bớt  mức độ mệt mỏi. Bây giờ đặt lòng bàn tay vào bụng, tay phải ở bụng phải, tay trái ở bụng trái lấy tay kéo và đẩy về phía cột sống làm 10 lần thật đều. Đẩy bụng dưới lên hướng  sườn, làm nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng òng ọc là tốt. Dừng lại và nghỉ một chút rồi dậy uống một ly nước nóng.
Mười phút để làm tăng sức

Theo phương pháp của bác sĩ Cerney: Bất cứ lúc nào cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất sức, chỉ cần hơn kém 10 phút áp dụng thủ pháp kích thích dưới đây, có thể làm cho cuộc đời thay đổi hơn.
1. Kích thích đường kinh Tâm: nắm chặt ngón tay út và xoay qua xoay lại. Ngừng lại, kéo lên, cong về phía lòng bàn tay rồi xoay lại 1 lần nữa, làm vậy 5 giây. Bây giờ bóp mạnh đầu ngón tay giữa. Nắm chặt, thả ra, làm 3 lần, mỗi lần 3 giây.
2. Ấn vào khu ‘tim’ ở lòng bàn chân, có một vùng phản xạ mạnh ở ngang dưới đầu xương ngón chân thứ 4, chân trái. Dùng huyệt này để tăng lực tối đa, nên làm vào buổi sáng khi thức dậy.
3. Sờ vào những vùng căng cứng (đau) ở ngực trái. Đôi khi bên phải cũng có một  ít, có thể có khối u nhỏ ở trong bắp thịt quanh tim, thường ở trên đường thẳng núm vú. Ấn và xoa cho đến khi chúng tan đi. Ở hố nách cánh tay trái dài xuống phía trong cũng làm vậy. Có thể làm cả cánh tay phải. Áp dụng xoa ấn trên đường kinh Tâm, cứ làm cách quãng, dài xuống ngón tay út.
4. Đặt tay vào vùng chấn thuỷ ấn vào 3 giây, thả ra, thở mạnh, rồi lại ấn, thả ra… làm 5 lần.

Đứng dựa lưng vào cạnh khung cửa. Đặt những chỗ đau giữa thăn thịt giữa cột sống, ấn mạnh lưng và làm như vậy để kích thích thần kinh cột sống đối với tim. Đây là một cách tự động tạo nên 1 tín hiệu truyền lên não, từ đó truyền xuống tim khiến tim hoạt động mạnh hơn.
Ở đáy sọ (chẩm) sẽ sờ thấy một điểm đau hoặc nhiều hơn, dài xuống cột sống. Ấn vào những huyệt này vì mỗi huyệt sẽ tăng lực cho cơ thể hoạt động.
Sau cùng, tới vùng đáy sọ (huyệt Phong phủ), dùng ngón tay cái và ngón giữa ấn, xoa, bóp cho đến khi hết đau. Rồi chạy tay dài xuống 2 bên cột sống làm cho bắp thịt bớt căng thẳng.





Đến Một Lúc

ĐẾN MỘT LÚC ...
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc











Friday, September 24, 2010

Genghis Khan Warrior ...

Genghis Khan Warrior ...


Bản dịch của Hoàng Ngọc Trâm
 

 
THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ CON CHIM ƯNG
 
Trong chuyến viếng thăm Kazakhtan, ở vùng Trung Á, tôi có dịp đi cùng với một nhóm thợ săn, những người này vẫn còn dùng chim ưng như một vũ khí của họ. Tôi không muốn đào sâu vào chuyện “đi săn”, mà chỉ muốn nói rằng, trong trường hợp này, Thiên Nhiên chỉ đơn giản hành động theo lý lẽ uyên nguyên của nó.
 
Tôi không có thông dịch viên, nhưng chuyện không may mà lại hoá may. Không thể nói chuyện với họ, tôi để ý kỹ hơn đến những gì họ đang làm. Nhóm chúng tôi dừng lại. Người đàn ông có con chim ưng trên cánh tay vẫn ở cách xa chúng tôi một quãng ngắn, tháo chiếc mũ nhỏ bằng bạc trên đầu con chim ưng ra. Tôi không biết tại sao ông ta đã dừng lại ở đó, và tôi cũng không có cách nào để hỏi.
 
Con chim bay lên, lượn vài vòng, đâm bổ thẳng xuống một khe núi rồi ở dưới đó. Khi chúng tôi đến gần, chúng tôi thấy dưới vuốt chân con chim ưng có một con cáo. Cảnh tượng đó lặp lại một lần nữa trong buổi sáng hôm ấy.
 
Khi trở lại ngôi làng, tôi gặp những người bạn đang đợi tôi ở đó và tôi hỏi họ làm sao người ta có thể huấn luyện cho con chim ưng làm những việc mà tôi đã thấy, thậm chí việc nó đứng ngoan ngoãn trên cánh tay chủ nó (và trên tay của tôi nữa; họ để một dải băng tay bằng da lên cánh tay tôi và tôi có thể thấy những móng vuốt sắc nhọn của con chim rất gần).
 
Đó là một câu hỏi vô nghĩa. Không ai giải đáp được. Họ nói rằng nghệ thuật đó được lưu truyền từ đời này qua đời khác — cha truyền cho con trai, và cứ thế mà tiếp tục. Nhưng điều khắc sâu trong tâm trí tôi là phong cảnh núi tuyết sừng sững, bóng những con ngựa và những tay kỵ mã, con chim ưng bay lên từ cánh tay một người đang cưỡi ngựa, và cái đâm bổ chí tử của nó.
 
Và điều làm tôi nhớ mãi là câu chuyện của một người trong nhóm kể lại trong lúc chúng tôi ăn trưa.
 
Buổi sáng nọ, một chiến sĩ Mông-Cổ, Thành Cát Tư Hãn, và các thuộc hạ của ông đi săn. Những người cùng đi với ông mang theo cung tên, nhưng Thành Cát Tư Hãn mang theo trên cánh tay của ông con chim ưng mà ông yêu thích: nó sẽ bắt mồi nhanh hơn và chính xác hơn bất cứ mũi tên nào, bởi vì nó có thể bay vút lên trời cao và nhìn thấy mọi vật mà con người không thể thấy.
 
Tuy nhiên, mặc cho mọi cố gắng nhiệt tình của họ, họ vẫn không thể tìm thấy gì cả. Thất vọng, Thành Cát Tư Hãn quay lại chỗ cắm trại, và để khỏi phải cáu kỉnh với đám thuộc hạ, ông rời nhóm, cỡi ngựa đi một mình. Họ đã ở lại trong rừng lâu hơn dự tính, và Thành Cát Tư Hãn cảm thấy vô cùng mệt mỏI và khát nước. Trong sức nóng của mùa hè, mọi dòng suối đều khô cạn, và ông không tìm được nước để uống. Thế rồi, hết sức ngạc nhiên, ông nhìn thấy một dòng nước nhỏ chảy ra từ một tảng đá ngay trước mặt ông.
 
Ông nhấc con chim ưng ra khỏi cánh tay, và lấy ra chiếc cốc bằng bạc mà lúc nào ông cũng mang theo bên mình. Thật lâu nước mới chảy đầy cốc và, ngay lúc ông đưa chiếc cốc lên môi mình, con chim ưng bay lên và giật chiếc cốc từ tay ông rồi ném nó xuống đất.
 
Thành Cát Tư Hãn giận lắm, nhưng vì con chim ưng rất được ông yêu thích nên ông cho rằng có lẽ nó cũng khát nước. Ông cúi xuống nhặt chiếc cốc lên, lau sạch bụi đất, và lại hứng nước vào cốc. Lần này, khi nước chỉ mới được nửa cốc, con chim ưng lại lao đến tấn công và làm đổ nước lần nữa.
 
Thành Cát Tư Hãn rất quý con chim, nhưng ông không thể chấp nhận sự vô lễ như thế trong bất cứ hoàn cảnh nào; không chừng có ai đó nhìn thấy cảnh này từ xa và, sau đó, sẽ kể lại cho các chiến binh của ông rằng một nhà chinh phục vĩ đại mà lại không thể thuần hoá nổi chỉ một con chim.
 
Lần này, ông rút kiếm ra khỏi vỏ, nhặt chiếc cốc và lại hứng nước, một mắt canh chừng dòng nước chảy, còn mắt kia để ý đến con chim ưng. Ngay lúc ông có đủ nước trong cốc và sắp uống, thì con chim ưng lại bay lên và lao về phía ông. Thành Cát Tư Hãn, với một nhát kiếm, đâm thủng qua lồng ngực con chim.
 
Tuy nhiên, dòng nước kia cũng đã khô cạn; và Thành Cát Tư Hãn quyết định tìm một cái gì đó để uống, ông leo lên tảng đá để tìm nguồn suối. Ông kinh ngạc khi thấy quả nhiên có một vũng nước, và ngay giữa vũng nước đó là xác một con rắn độc nguy hiểm nhất của miền đất này. Nếu ông lỡ uống nước đó, chắc hẳn ông đã chết rồi.
 
Thành Cát Tư Hãn quay lại chỗ cắm trại, ôm theo xác chết của con chim ưng. Ông ra lệnh làm một bức tượng chim bằng vàng, và trên một cánh chim, ông khắc dòng chữ:
 
Thậm chí khi một người bạn làm điều gì đó anh không thích, người đó vẫn cứ là bạn của anh.
 
Và trên cánh bên kia, ông khắc dòng chữ:
 
Bất cứ hành động nào được thực hiện trong sự giận dữ đều là hành động đưa đến sự thất bại.
 
 
 
(Minh hoạ: Genghis Khan Warrior,
tranh sơn dầu của Vadim Gorbatov.)
 Posted Image
-----------------
Dịch theo bản tiếng Anh của Margaret Jull Costa, “Genghis Khan and his Falcon”, trong Paulo Coelho, Like the Flowing River: Thoughts and Reflections (Sydney: HarperCollins, 2007), 29-32.
 
 
 

Monday, August 23, 2010

Tuổi già

Tình cờ đọc được bài này của BS Đỗ Hồng Ngọc, tự cảm thấy an ủi vì già chưa phải là điều đáng để cho ta phải buồn... 

CÁI SƯỚNG CỦA TUỔI GIÀ.

BS ÐỖ HỒNG NGỌC

                                                  

 

Già thì khổ, ai cũng biết. Sinh,  lão, bệnh, tử !  Nhưng già vẫn có thể sướng.  Muốn sống lâu thì phải già chớ sao !  
 
Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được. Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăn mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những mớ tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác … mà không khỏi tức cười !  Quan sát nhìn ngắm mình như vậy, ta mới hiểu hai chữ "sồng sộc" của Hồ Xuân Hương: "Chơi xuân kẻo hết xuân đi. Cái già sồng sộc nó thì theo sau !".  Có lẽ nữ sĩ lúc đó mới vào lứa tuổi 40 ! Thời ta bây giờ, 40 tuổi lại là tuổi đẹp nhất. Phải đợi đến 70, thất thập cổ lai hy, thì mới gọi là bắt đầu già (?)  Nếu trong tương lai, khi con người sống đến 160 tuổi thì 80 lại là tuổi đẹp nhất !
  
Tuy nói vậy, thực tế, già thì khó mà sướng. Con người ta có cái khuynh hướng dễ thấy khổ hơn. Khổ dễ nhận ra, còn sướng thì khó biết ! Một người luôn thấy mình …sướng thì không khéo người ta nghi ngờ hắn có vấn đề … tâm thần ! Nói chung, người già có 3 nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải quyết đựơc sẽ giúp họ sống "trăm năm hạnh phúc":
  
* Một là thiếu bạn ! 
 
Nhìn qua nhìn lại, bạn cũ rơi rụng dần… Thiếu bạn, dễ hụt hẫng, cô đơn và dĩ nhiên… cô độc. Từ đó dễ thấy mình bị bỏ rơi, thấy không ai hiểu mình ! Quay quắt, căng thẳng, tủi thân. Lúc nào cũng đang như "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt / Ta nằm dài nghe ngày tháng dần qua…!". 
  
Người già chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó, nhất là những ai "cùng một lứa bên trời lận đận"… Gặp được bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được ! 
  
Để giải quyết chuyện này, ở một số nước tiên tiến, người ta mở các phòng tư vấn, giới thiệu cho những người già cùng sở thích, cùng tánh khí, có dịp làm quen với nhau. Người già tự giới thiệu mình và nêu "tiêu chuẩn" người bạn mình muốn làm quen. Nhà tư vấn sẽ "matching" để tìm ra kết quả và làm … môi giới … Dĩ nhiên môi giới cho họ kết bạn. Còn sau này họ thấy tâm đầu ý hợp tiến tới hôn nhân (nếu còn độc thân) thì họ ráng chịu !  Đó là chuyện riêng của họ. Ngày trước, Uy Viễn tướng công mà còn phải than:
 
Tao ở nhà tao tao nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi bảo rằng không đến
Đến thì mi hỏi đến làm chi
Làm chi tao có làm chi được
Làm được tao làm đã lắm khi…
 
~  Nguyễn Công Trứ
  
Rồi họ dạy người già học vi tính để có thể "chat", "meo" với nhau chia sẻ tâm tình, giải tỏa stress… Thỉnh thoảng tổ chức cho các cụ họp mặt đâu đó để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, dòm ngó, khen ngợi hoặc… chê bai lẫn nhau. Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khỏe !  Có dịp tương tác, có dịp cãi nhau là sướng rồi. Các tế bào não sẽ được kích thích, được hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố. Tuyến thượng thận sẽ hăng lên, làm việc năng nổ, tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu huyết lưu thông, hơi thở trở nên sảng khoái, rồi tuyến sinh dục tạo ra DHEA (dehydroepiandoster one), một kích thích tố làm cho người ta trẻ lại, trẻ không ngờ !…Dĩ nhiên phải chọn một nơi có không khí trong lành. Hoa cỏ thiên nhiên. Thức ăn theo yêu cầu. Gợi nhớ những kỷ niệm xưa ... Rồi dạy các cụ vẽ tranh, làm thơ, nắn tượng … Tổ chức triển lãm cho các cụ. Rồi trình diễn văn nghệ cây nhà lá vườn. Các cụ dư sức viết kịch bản và đạo diễn. Coi văn nghệ không sướng bằng làm … văn nghệ !


  
* Cái thiếu thứ hai là thiếu … ăn ! 
 
Thực vậy. Ăn không phải là tọng, là nuốt, là xực, là ngấu nghiến …cho nhiều thức ăn ! Ăn không phải là nhồi nhét cho đầy bao tử !  Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thứ nuốt không trôi lắm ! Chẳng hạn ăn trong nỗi sợ hãi, lo âu, bực tức; ăn trong nỗi chờ đợi, giận hờn thì nuốt sao trôi ?  Nuốt là một phản xạ đặc biệt của thực quản dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Một người trồng chuối ngược vẫn có thể nuốt được dễ dàng !  Nhưng khi buồn lo thì phản xạ nuốt bị cắt đứt !
  
Nhưng các cụ thiếu ăn, thiếu năng lượng, phần lớn là do sợ bệnh, kiêng khem quá đáng. Bác sĩ lại hay hù, làm cho họ sợ thêm !  Nói chung, chuyện ăn uống nên nghe theo mệnh lệnh của… bao tử : 
"Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
 Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.."
 [Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
 Đói đến thì ăn mệt ngủ liền..]
 
  ~  Trần Nhân Tông
 
  
"Listen to your body". Hãy lắng nghe sự mách bảo của cơ thể mình !  Cơ thể nói… thèm ăn cái gì thì nó đang cần cái đó, thiếu cái đó !  Nhưng nhớ ăn là chuyện của văn hóa (!), chuyện của ngàn năm, đâu phải một ngày một buổi. Món ăn gắn với kỷ niệm, gắn với thói quen, gắn với mùi vị từ thuở còn thơ !  Người già có thể thích những món ăn … kỳ cục - không sao !   Đừng ép ! Miễn đủ bốn nhóm: bột, đạm, dầu, rau… Mắm nêm, mắm ruốc, mắm sặt, mắm bồ hóc, tương chao… đều tốt cả. Miễn đừng quá mặn, quá ngọt … là đựơc. Cách ăn cũng vậy. Hãy để các cụ tự do tự tại đến mức có thể được. Đừng ép ăn, đừng đút ăn, đừng làm "hư" các cụ !
  
Cũng cần có sự hào hứng, sảng khoái, vui vẻ trong bữa ăn. Con cháu hiếu thảo phải biết …giành ăn với các cụ. Men tiêu hoá được tiết ra từ tâm hồn chớ không chỉ từ bao tử. 
 
  
* Cái thiếu thứ ba là thiếu vận động ! 
 
  Già thì hai chân trở nên nặng nề như mọc dài ra, biểu không chịu nghe lời ta nữa! Các khớp cứng lại, sưng lên, xương thì mỏng ra, dòn tan, dễ vỡ, dễ gãy !  Ấy cũng bởi cả một thời trai trẻ đã "Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…" (TCS)! 
  
Bác sĩ thường khuyên vận động mà không hướng dẫn kỹ thì dễ làm các cụ ráng quá sức chịu đựng, sẽ lâm bệnh thêm. Phải làm sao cho nhẹ nhàng mà hiệu quả, phù hợp với tuổi tác, với sức khỏe. Phải từ từ và đều đều. Ngày xưa người ta săn bắn, hái lượm, đánh cá, làm ruộng, làm rẫy… lao động suốt ngày. Bây giờ chỉ ngồi quanh quẩn trước TV , computer !  Có một nguyên tắc "Use it or lose it !" Cái gì không xài thì teo !  Thời đại bây giờ người ta xài cái đầu nhiều quá, nên "đầu thì to mà đít thì teo".  Thật đáng tiếc ! 
  
Không cần đi đâu xa. Có thể tập trong nhà. Nếu nhà có cầu thang thì đi cầu thang ngày mươi bận rất tốt. Đi vòng vòng trong phòng cũng được. Đừng có ráng lập "thành tích" làm gì ! Tập cho mình thôi. Từ từ và đều đều… Đến lúc nào thấy ghiền , bỏ tập một buổi … chịu hổng nổi là được !
  
Nguyên tắc chung là kết hợp hơi thở với vận động. Chậm rãi, nhịp nhàng. Lạy Phật cũng phải đúng … kỹ thuật để khỏi đau lưng, vẹo cột sống. Đúng kỹ thuật là giữ tư thế và kết hợp với hơi thở. Đó cũng chính là thiền, là yoga, dưỡng sinh...! Vận động thể lực đúng cách thì già sẽ chậm lại. Giảm trầm cảm, buồn lo. Phấn chấn, tự tin. Dễ ăn, dễ ngủ…

Tóm lại, giải quyết đựơc "ba cái lăng nhăng" đó thì có thể già mà …sướng vậy !
 
BS ÐỖ HỒNG NGỌC

Friday, July 2, 2010

suy nghĩ

Đã lâu lắm rồi không vào đây nữa vì chả có gì để nói chắc trong đầu mình bây giờ toàn là không khí thôi nên không có gì để suy nghĩ cả toàn là ghé qua nhà của các bạn khác đọc ké mấy entry thôi, cũng may được đón tiếp chứ không bị người ta vác chổi chà ra rượt chạy. Vậy cũng đỡ buồn.... Cuộc sống thật muôn mặt người thì làm mình buồn nhưng lại có những người khác làm mình giảm stress. Thôi thì đành hãy sống một cuộc sống như nó đã và đang diễn ra, âu đó cũng là số phận. Số phận của từng con người

Friday, March 26, 2010

Quay lại nhà

Đã lâu lắm rồi, mình đã không về nhà, vì có quá nhiều chuyện xảy ra, đầu óc mình cứ trống rỗng chuyện trong chuyện ngoài gì cũng chả còn thiết tha gì hết, chỉ muốn nằm xuống nhắm mắt ngủ một giấc dài để khỏi đụng chạm đến thực tế nũa. Câu chuyện gần đây nhất hầu như đã đánh gục mình rồi. Bao nhiêu năm thương yêu lo lắng cho người ta nhưng bây giờ thì mới thấy là hoài công vô ích thôi. Mình đã tự xem lại bản thân mình rồi không có gì đáng phàn nàn hết nhưng bản tình con người thích thay đổi biết sao bây giờ, mình chỉ còn biết giân là sao mình không là người vô tình để khỏi khổ???? Những tâm sự chả biết nói với ai thôi thì đành quay về và gởi vào đây cho tâm hồn được lắng dịu đôi chút.