Sunday, October 24, 2010

Suy nghĩ về lời cám ơn

 

Tôi muốn kể cho bạn nghe một câu chuyện có thật…
Một ngày kia,căn bệnh ung thư quái ác đã cướp mất sinh mệnh của một chàng trai trẻ. Bạn bè anh, những người thân yêu của anh họ nghĩ gì? Có người ngửa mặt lên trời mà kêu: Ông trời không có mắt. Còn anh,những ngày cuối cùng trên giường bệnh anh chỉ muốn viết một bài văn nhưng do quá yếu chưa kịp viết xong thì đã ra đi.
Tiêu đề của bài văn ấy là hai chữ: “Cảm Tạ”.
Bệnh nặng như thế, anh biết mình sẽ ra đi khi tuổi trẻ, khát vọng sống đang nóng bỏng trong tim nhưng lời cuối cùng anh nói với nhân thế là “Cám ơn”.
Tôi rất yêu hai chữ này, đó là câu nói đẹp nhất của nhân loại. Những người phù phiếm giải thích từ cám ơn là “từ xã giao”. Những người được dạy dỗ nghiêm khắc từ nhỏ cũng biết biến từ cám ơn thành câu nói cửa miệng. Nhưng chỉ có người đi gần hết đoạn cuối của hành trình nhân sinh, tưởng nhớ lại những gió mưa bão táp, những ân huệ mà cuộc sống đã ban tặng thì nghẹn ngào nói: “Cám ơn!”. Câu cám ơn này mới khiến người ta cảm động.
Phàm những ai không muốn nói từ cám ơn thì đó là người kiêu ngạo, ngang tàng và nhạt nhẽo. Anh ta là sản phẩm của xã hội công thương nghiệp. Anh ta cảm thấy anh ta không nợ ai, không xin ai. Những thứ anh ta đang có đều là những thứ anh phải được có, do công sức anh bỏ ra, không cần phải nói lời cảm ơn ai cả.
Nhưng tôi biết rằng tôi chẳng “phải được” có thứ gì cả. Tôi xuất hiện trên thế giới này với hai bàn tay trắng, chẳng có ai “phải” yêu tôi, chẳng có ai “phải” nuôi dưỡng tôi, chẳng có ai “phải” quên ăn mất ngủ vì tôi. Cho dù tôi có nộp học phí đi chăng nữa nhưng sự quan tâm dạy dỗ chân thành của thầy cô là do tôi mua được đấy ư? Tôi đã bỏ tiền ra mua gạo thật đấy nhưng chẳng lẽ vài đồng bạc ấy có thể đền đáp được sự vất vả của những nông dân hay sao? Không cần phải đợi đến lúc tuổi già sầm sập đến gõ cửa, mà ngay từ bây giờ khi còn đang trẻ khoẻ tôi cũng cần phải học nói từ “Cảm ơn!”.
Trong một cuốn cổ học tinh hoa có viết: “Mỗi sáng sớm hãy thắp một nén nhang để cảm tạ tam quang”. Đáng để chúng ta cảm tạ lẽ nào chỉ có Thiên – Địa, Nhật – Nguyệt, Tinh Thần? Chủ thể của thiên địa tam quang há không đáng để chúng ta cảm tạ ư? Trong vũ trụ mênh mang vô cùng vô tận này, chúng ta đã bỏ ra cái gì mà lại được ngồi ung dung hưởng thụ như thế? Chúng ta đã đặt mua bầu khí quyển? Đã đặt mua ánh sáng mặt trời mặt trăng? Mỗi một giây chúng ta đều hít thở không khí, chúng ta có phải nộp thuế không? Chúng ta đã dùng biết bao nhiêu nước? Tất cả sự bố thí đó là của ai vậy?
Thế mà chúng ta lại không chịu nói lời cám ơn. Nếu như hương hoa thơm phải mất tiền, nếu mỗi năm thảm cỏ trên thảo nguyên bao la thay áo mới có giá trị trao đổi ngang với thảm trải nhà, nếu dãy núi Hymalaya, núi Thái sơn mà “đếm đá tính tiền” thì bán cả Kim tự tháp đi cũng có đủ mua không?
Nếu lấy tiền bạc ra để tính thì một người phải trả bao nhiêu tiền để được ngắm nhìn hình ảnh em bé mới sinh mở tròn xoe đôi mắt thơ ngây nhìn thế giới mới – thật là cảm động đến rơi nước mắt! Thế mà chúng ta lại không chịu nói lời cám ơn.
Người phương Đông mỗi khi tỏ ra khiêm tốn thường nói: “Quá khen!”, những nước nói tiếng Anh thì lại thích câu: “Hãy tin tôi, tôi sẽ không để bạn thất vọng đâu”. Là một người phương Đông tôi thấy mình dễ tiếp nhận cách nói đầu tiên hơn. Khi có ai đó khen ngợi tôi, từ đáy lòng mình tôi cảm thấy bối rối: “Không, tôi không được như bạn nghĩ đâu, nếu bạn thích điểm gì đó ở tôi thì đó là do tâm hồn của bạn trong sáng và rộng mở, khi bạn nhìn tôi bằng ánh nhìn đẹp như vậy, tôi thực sự là cảm ơn bạn vô cùng, bạn đã đánh thức những hạt giống tốt đẹp trong tôi, làm chúng nảy nở đâm chồi!”
Vậy cuối cùng thì ruộng đất phải cảm tạ hạt giống hay hạt giống phải cảm tạ ruộng đất? Đều phải cảm ơn. Cảm ơn sẽ khiến cho ruộng đất tơi mềm hơn để hạt giống đâm chồi, cảm ơn sẽ khiến cho hạt giống nhanh chóng cảm nhận được sự ấm áp của đất mẹ. Cả hai đều phải cám ơn nhau, vì nhờ có thế thì cả hai mới trở thành có ích. Chữ “Cám ơn” do vậy mà hay quá và lớn quá. Đến đất cũng phải cám ơn hạt giống đã làm nó tơi mềm, còn hạt giống thì lại cám ơn đất vì hơi ấm và chất màu đã làm hạt giống trổ hoa.
Tất cả khi chân thành nói tiếng cám ơn, tinh thần của chữ đó sẽ thể hiện cả sự tôn trọng, khiêm nhường, bao dung và ba điều ấy sẽ biến đất trời tịch mịch thành rộng mở, trong sáng.
Hãy nói với bất kỳ ai đã mang lại niềm vui cho chúng ta dù là rất nhỏ – câu nói đi ra tự đáy lòng mình: “Cám ơn!”.
Nguồn: Tuổi Trẻ Phật Giáo

Thursday, October 7, 2010

Tự săn sóc

Mười phút biết mình khỏe, yếu


 Hoàng Duy Tân 

 Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đem đến cho con người nhiều lợi ích về mặt thể xác.
 Thế nhưng người ta quá dựa vào những thiết bị này và quên đi những ‘quà tặng’ trời cho để có thể giúp phòng và tránh nhiều bệnh tật.
Chúng tôi giới thiệu một số phương pháp của bác sĩ Cerney trong sách ‘Acupressure by acupressure’ (tạm dịch là châm bằng cách day bấm huyệt), nhà xuất bản New York 1982. Đó là những gì kinh nghiệm mà ông thu thập được sau 25 năm theo hoc và nghiên cứu về Đông y ở Trung Quốc, vì vậy, những kinh nghiệm này rất quý và có hiệu quả tốt mà chúng tôi đã thực hiện từ năm 1985 đến nay
Mỗi buổi sáng, trước khi bắt đầu bước vào sinh hoạt hằng ngày, bạn chỉ cần bỏ ra chừng 10 phút để kiểm tra một số bộ phận cơ quan phủ tạng quan trọng và khi phát hiện sớm các rối  loạn (nếu có) và điều chỉnh ngay, sẽ mau phục hồi.
Kiểm tra tim.
Ngửa bàn tay, ấn tìm ở kẽ xương ngón tay thứ 4 và 5 (huyệt Thiếu phu). Huyệt này cho biết những biểu hiện của tim. Hoặc nắm vào góc móng tay út, phía ngón áp út tức huyệt Thiếu xung, nếu huyệt này đau chứng tỏ tim làm việc quá sức. Nhớ rằng khi kích thích huyệt này có ảnh hưởng đến tim. Nắm 2 ngón tay vào huyệt này thật chặt, day mạnh và như lắc tay, có thể tăng sức khoẻ.
Hoặc đặt ngón cái vào lòng bàn tay, chỗ khe xương ngón thứ 4 và 5  (Thiếu phủ). Ngón trỏ đặt ở phía đối diện (ở mu bàn tay - tức huyệt Trung chử). Xoa và bóp, không những trợ lực cho tim mà còn tăng sức cho cơ thể nữa.
Kiểm tra phổi.
Ngửa bàn tay, dùng ngón tay ấn vào chỗ lõm đầu lằn chỉ cổ tay (dưới ngón cái) tức huyệt Thái uyên, đồng thời gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào vùng thịt ở mô ngón cái (huyệt Ngư tế) để kiểm tra phổi. Day 2 huyệt này làm lượng ôxy trong phổi lưu thông qua đường kinh Phế.
Kiểm tra ruột già.
Khép ngón tay cái vào sát ngón trỏ, chỗ cao nhất của thịt lồi lên là huyệt ( tức huyệt Hợp cốc ), day và ấn vào huyệt này, nếu đau là ruột già không được tốt lắm. Nên ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu. Trong khi đó ấn vào huyệt này cho đến khi dưới ngón tay thấy hết đau. Huyệt đặc biệt này không những làm tan những chất độc tụ ở ruột già mà còn  làm cho khỏi mất ngủ. Mỗi tối nên xoa ấn huyệt này là cơn mệt mỏi sẽ tiêu bớt.
Kiểm tra thận và sinh thực tuyến (sinh dục).
 
 
  Để tăng lực hoạt động cho thận, bàng quang và sinh thực tuyến: Nắm chặt lấy gân gót chân và bấm mạnh, (tương đương các huyệt Côn lôn, Bộc tham của kinh Bàng quang, Chiếu hải, Thái khê của kinh Thận), ở đây mà thấy đau đều tương ứng với rối loạn ở thận, bàng quang, bộ phận sinh dục.
Nhiều người thấy có dấu hiệu khoái cảm cao độ ở điểm này mà không rõ lý do tại sao. Dùng lòng bàn tay cụp vào gót chân (phía lòng bàn chân) bóp mạnh và sâu vào. Nếu ở đây thấy đau là sinh thực tuyến bị yếu. Ngược lại ấn vào điểm này sẽ tăng cường lực cho sinh thực tuyến. Điểm này cũng làm hết đau lưng và giữ một vai trò trong việc làm cho đầu gối hết cứng.
Kiểm tra gan.
Ấn sâu vào chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón thứ 2 (huyệt Thái xung), nếu thấy hơi khó chịu là gan hoạt động yếu. Day mạnh để điều chỉnh.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào gốc móng chân cái (cả 2 chân), day ấn khoảng 10 lần, để điều chỉnh đường kinh Can và Tỳ.
Kích thích lưng
Có thể nằm ngửa trên giường, hoặc ngồi dựa vào ghế và thực hiện như sau: Nắm đấm bàn tay vào rồi đặt vào mấu đốt sống lưng, song song cột sống. Động tác này không những làm cho háng bớt đau mà còn làm cho thần kinh toạ giảm đau.
Co chân lên, duỗi ra. Giơ tay lên khỏi đầu duỗi ra, khi thực hiện động tác này thì thở sâu. Với cách thức này sẽ cảm thấy 1 cảm giác ấm chạy suốt thân thể. Vùng đau sẽ biến mất, vùng háng đang chịu đau sẽ bớt đau, cảm giác đau ở lưng, cột sống và vùng bụng trên, dưới sẽ bị vô hiệu hoá. Dùng tay ấn vào các đốt sống sẽ làm cho các chất độc ở đây tan đi.
Kích thích gan mật
Để bàn tay vào vùng sườn bên phải, vị trí của gan mật, cong tay bóp nhẹ, lần đầu tiên làm có hơi đau. Đau là dấu hiệu cho thấy có sự rối loạn bệnh lý ở gan. Sau vài lần kích thích, gan mạnh lên sẽ hết đau (đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta thực hiện đúng phương pháp). Lần lên đến giữa xương ức (chấn thuỷ) cong tay lại, nắm chặt rồi thả ra 3 lần để kích thích mật. Tác động này cũng đẩy bớt hơi xả ra khỏi ống dẫn mật cũng như để tăng lực cho mật.
Chuyển sang đến phía đối diện vùng bụng, dưới sườn trái. Nắm vào nhả ra 3 lần một cách từ từ.
Cần nhớ là mỗi bộ phận ở bụng do thần kinh tuỷ sống điều khiển, nghĩa là cũng phải ấn vào những điểm điều khiển ở cột sống (dọc hai bên cột sống)
Thí dụ: Khi mật tắc nghẽn sẽ có 1 điểm đau giữa vùng mật. Đây là huyệt phản ứng (a thị huyệt), cần xoa dịu huyệt này, ngoài ra còn phản ứng đau ở quãng ngay cột sống lưng thứ 5-9 (D5 - D9), có thể dùng 1 trái banh lông để lăn hoặc nhờ một người khác ấn ngón tay cái  vào khi bạn nằm sấp.
Chú ý: Lúc nào cũng thật nhẹ tay. Nếu đau ở bất cứ huyệt nào, ấn nhẹ cho đến khi hết đau. Nếu vẫn còn đau không ngừng, tạm ngưng để ngày khác sẽ làm.
Giữ cho tiêu hoá tốt
Vì thức ăn là một nguồn lực cho cơ thể, do đó việc tiêu hoá phải được duy trì để bảo tồn những nguyên tố của sức sống.
Cụp các ngón tay của cả 2 bàn tay lại dưới phía sườn bên phải ấn vào vùng này là huyệt Nhật nguyệt (kinh Đởm), Phúc ai (kinh Tỳ). Nắm chặt vào đếm đến 3, buông ra, thơ mạnh, ấn vào lần nữa, đếm đến 3, làm 5 lần. Làm qua phía bụng bên phải, nơi huyệt Lương môn (kinh  Vị - Rốn lên 4 thốn ra ngang 2 thốn). Rồi tới vùng chấn thuỷ, nơi huyệt Cưu vĩ và Cự khuyết (mạch Nhâm) cũng làm như vậy. Động  tác này giúp tiêu hoá hoạt động, các tế bào được phục hồi, sức khoẻ phục hồi.
Kích Thích Rốn
Đặt ngón tay thứ 3 ( ngón giữa) vào lỗ rốn, ấn sâu vào, ấn vào vùng thấy đau, xoa quanh rốn nhè nhẹ đến những vùng chung quanh. Việc xoa quanh rốn làm giảm tác động đau và bớt  mức độ mệt mỏi. Bây giờ đặt lòng bàn tay vào bụng, tay phải ở bụng phải, tay trái ở bụng trái lấy tay kéo và đẩy về phía cột sống làm 10 lần thật đều. Đẩy bụng dưới lên hướng  sườn, làm nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng òng ọc là tốt. Dừng lại và nghỉ một chút rồi dậy uống một ly nước nóng.
Mười phút để làm tăng sức

Theo phương pháp của bác sĩ Cerney: Bất cứ lúc nào cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất sức, chỉ cần hơn kém 10 phút áp dụng thủ pháp kích thích dưới đây, có thể làm cho cuộc đời thay đổi hơn.
1. Kích thích đường kinh Tâm: nắm chặt ngón tay út và xoay qua xoay lại. Ngừng lại, kéo lên, cong về phía lòng bàn tay rồi xoay lại 1 lần nữa, làm vậy 5 giây. Bây giờ bóp mạnh đầu ngón tay giữa. Nắm chặt, thả ra, làm 3 lần, mỗi lần 3 giây.
2. Ấn vào khu ‘tim’ ở lòng bàn chân, có một vùng phản xạ mạnh ở ngang dưới đầu xương ngón chân thứ 4, chân trái. Dùng huyệt này để tăng lực tối đa, nên làm vào buổi sáng khi thức dậy.
3. Sờ vào những vùng căng cứng (đau) ở ngực trái. Đôi khi bên phải cũng có một  ít, có thể có khối u nhỏ ở trong bắp thịt quanh tim, thường ở trên đường thẳng núm vú. Ấn và xoa cho đến khi chúng tan đi. Ở hố nách cánh tay trái dài xuống phía trong cũng làm vậy. Có thể làm cả cánh tay phải. Áp dụng xoa ấn trên đường kinh Tâm, cứ làm cách quãng, dài xuống ngón tay út.
4. Đặt tay vào vùng chấn thuỷ ấn vào 3 giây, thả ra, thở mạnh, rồi lại ấn, thả ra… làm 5 lần.

Đứng dựa lưng vào cạnh khung cửa. Đặt những chỗ đau giữa thăn thịt giữa cột sống, ấn mạnh lưng và làm như vậy để kích thích thần kinh cột sống đối với tim. Đây là một cách tự động tạo nên 1 tín hiệu truyền lên não, từ đó truyền xuống tim khiến tim hoạt động mạnh hơn.
Ở đáy sọ (chẩm) sẽ sờ thấy một điểm đau hoặc nhiều hơn, dài xuống cột sống. Ấn vào những huyệt này vì mỗi huyệt sẽ tăng lực cho cơ thể hoạt động.
Sau cùng, tới vùng đáy sọ (huyệt Phong phủ), dùng ngón tay cái và ngón giữa ấn, xoa, bóp cho đến khi hết đau. Rồi chạy tay dài xuống 2 bên cột sống làm cho bắp thịt bớt căng thẳng.





Đến Một Lúc

ĐẾN MỘT LÚC ...
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc